. Hướng dẫn làm các bài mồi và cách câu cá chép tự nhiên cực kỳ hiệu quả

Hướng dẫn làm các bài mồi và cách câu cá chép tự nhiên cực kỳ hiệu quả

 Hướng dẫn làm các bài mồi và cách câu cá chép tự nhiên cực kỳ hiệu quả

Cá chép là loài cá sống nước ngọt khắp trên thế giới. Cá Chép được sinh sản và phát triển mạnh tại Đông Âu và Đông Á. Loài cá chép có thể sống đến 50 năm và nặng từ 45-50Kg. Tại các nước có văn hóa tương tự Việt Nam, chúng ta sẽ chẳng lạ gì với câu nói “Cá chép hóa rồng”, vì thế, câu cá chép là niềm yêu thích cũng như tự hào của các cần thủ trong nước và nước ngoài.


Câu cá chép (Ảnh: Khánh Dương)

Cá Chép là loài cá rất tinh vì vì các cơ quan của nó như thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác đều phát triển rất cao. Chúng phát hiện nguy hiểm rất nhanh và nhậy, và phản ứng rất nhanh so với các loài cá khác. Vậy cá chép thường ở đâu và dùng mồi gì để câu chúng? Bởi vì chúng rất khôn nên phải chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh nhất để câu chúng, cùng King Fishing điểm qua nhé

I/ Cá chép thường sống ở đâu?

Đây là loài cá sống rất đa dạng, khu vực cá Chép sống thường nguồn nước không bị ô nhiễm, chính vì thế, có thể gặp cá chép ở mọi ao, hồ, sông, kênh, lạch… Đặc điểm của cá chép là thích sống ở những vùng nước nông, có độ sâu khoảng 1-2m và đáy sông bằng phẳng, mềm… và tất nhiên là có những khu vực ẩn nấp như cỏ, lục bình, sen....

Đầu mùa hè chính là mua cá chép đẻ, chúng thường chờ nước mưa trút xuống, kéo theo đó là nước lên thì sẽ đi theo dòng nước tìm bãi đẻ.

Vào những đêm trăng sáng thì cá chép thường ghép thành từng cặp vờn nhau trên mặt nước gần với mép ao hồ, sông… Nếu tinh ý thì bạn thậm chí còn có thể sử dụng vợt để bắt chúng.

Đến mùa Thu, những con nước đầy những đàn cái chép con, mà dân dang hay gọi là cá chép tai trâu, những con cá chép con này khá giống cá Diếc nhưng câu khó hơn rất nhiều.

Còn những con cá chép to thì lại lẫn trốn ở những khu vực nước sâu, nhưng không phải ở tầng đáy nước. Loài chép này thích những vùng nước mát mẻ, nhiều oxy nên chúng thường chọn những nơi ở dưới bóng râm của cây cối hay dưới những đám bèo, tán bông sen, súng…

Cá chép ăn mồi mạnh nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối, khi những ngọn nắng bắt đầu lên hay những tia nắng dần khuất bóng núi.

Tuy nhiên, vào ban đêm đi câu cá chép cũng hiệu quả không kém. Bởi vào ban đêm, mọi thứ lặng lẽ như tờ, loài chép sẽ thấy ít nguy hiểm nên cũng không ngần ngại kiếm mồi.

Có 1 điều khiến cá chép khác với các loài cá khác, chính là chúng rất khôn. Cùng với đó, cá chép không có răng.

Nên khi ăn mồi, chúng thường chạm nhẹ vào mồi, cắn nhẹ vài phát để xem thử mồi có ngon hay không, hay có gì nguy hiểm không, nếu cảm thấy an toàn thì mới đớp mạnh.

Nếu ngay khi chạm mồi, cá chép thấy nguy hiểm thì ngay lập tức sẽ bỏ mồi và chạy ngay, mà không phải 1 con chạy, mà là cả đàn cũng trốn. 

II/ Cách làm mồi và cách câu cá Chép.

1/ Chuẩn mồi xả dụ cá Chép

Theo các cần thủ nhiều kinh nghiệm chia sẻ, thì thính dụ cá chép tốt nhất không gì khác: Cám răng thơm bốc khói (gần cháy) + ¼ phần đậu tương rang vàng trộn lẫn với đất.

Sử dụng thính này để ném vào khu vực nghi ngờ có cá chép. Mỗi lần ném thính khoảng 50-100gr, sau 2 giờ thì có thể ném lại lần nữa là vừa đủ.

Đừng làm dụng quá thính dụ cá chép sẽ làm loãng mồi, chỉ làm ném thính vừa đủ để cá chép đánh hơi thấy và đi lùng xục mồi thôi.

2/ Các bài mồi câu cá Chép tự nhiên

a/ Bài mồi 1:

- Một bát cơm rượu (hoặc 1 bát rượu nếp) trộn cùng cơm nguội với tỉ lệ 1/3. Sau đó cho vào hộp kín ủ khoảng 3 ngày.

- Cám con cò tầm 500G

- Cám trứng chim 200g

Trộn hủ cơm rượu + cơm nguội đả ủ với cám trứng và cám con cò ủ tầm 1g rồi đem đi câu nhé

a/ Bài mồi 2:

- Bột bắp 100g

- Vỏ vụn bánh mì 

- Bột lúa mạch 100g

- Lạc rang ghiền nhỏ 50g

- Phô mai cũ ( có thể thay thế bằng Parmesan cheese)

- Nước men chua (yeast)

Tất cả trộn chung vào với lượng nước và nhồi vừa đủ dẽo là được

Đây là những chất cần thiết mà cá chép cần có để tăng trưởng theo sự nghiên cứu của 1 tay câu bên Anh quốc.

c/ Bài mồi 3:


Lưu ý: Mồi này không thể câu tại dòng nước chảy.

III/ Thời điểm câu và cách câu cá Chép.

Loài cá chép thường ăn mồi chìm ở dưới đáy hoặc cách đáy khoảng 15-20cm. Với mồi chìm dưới đáy thì Chép sẽ đớp nhẹ để mồi nổi lên rồi sau đó mới đớp gọn.

Thẻo câu thường dừng dây cước mãnh, trong suốt (tàng hình). Nếu câu cần máy thì nên chọn cần đọt nhỏ có độ trung bình hoặc trung bình yếu là phù hợp.


Chú ý: Đi câu quan trọng nhất là thời tiết, sau đó mới đến mồi câu các bạn mà đi câu hồ vào đúng ngày trở trời nóng lạnh gặp nhau bùn đáy hồ co dãn bọt khí metan nổi nên đến cá còn phải nổi đầu thì đến đại sát cá cũng về tay trắng.

Nếu câu lục thì chẳng cần bảo thì các bạn đã biết cả rồi Còn câu tay các bạn phải có mồi đặc trị đó là con giun đầu đỏ loại này các bạn trong nhóm câu sông hồng biết rõ

Đăng nhận xét

Tin liên quan